Trong xu hướng hội nhập hiện nay, phần lớn các cơ sở chăn nuôi, hộ chăn nuôi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi – tiêu thụ sản phẩm là phát triển chăn nuôi bền vững, hiệu quả và an toàn. Đây cũng là xu thế tất yếu trong chương trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi nhưng tồn tại không ít khó khăn, bất cập rất cần sự chung tay của các cấp các ngành.
SẢN XUẤT THEO CHUỖI
Hiện có 3 hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi, trong đó mô hình đầu tư chăn nuôi khép kín được lựa chọn nhiều nhất. Các công ty thuê trại chăn nuôi hoặc hợp đồng nuôi gia công, đồng thời cung cấp thức ăn, con giống, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm; còn người chăn nuôi đầu tư chuồng trại và chăn nuôi theo đơn giá gia công nên thu nhập khá ổn định. Hiện có hơn 200 trại chăn nuôi thuộc hệ thống của các công ty: CP, Japfa, Emivert, CJ, Choice Gentis và Việt Phước. Mô hình này khá phù hợp trong điều kiện kiến thức, kỹ thuật của người nuôi còn hạn chế và không có đầu ra sản phẩm, góp phần phát triển chăn nuôi, giải quyết việc làm và thu nhập cho người nuôi. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư, thu hồi vốn không ổn định do người chăn nuôi bị động giữa quyền lợi và trách nhiệm khi ký kết hợp đồng gia công.
Cuối cùng là liên kết giữa các nông hộ theo hình thức hợp tác xã, tổ hợp tác và câu lạc bộ nhằm tăng nguồn lực đầu tư, khả năng áp dụng khoa học – kỹ thuật làm giảm giá thành sản phẩm. Hiện Tập Đoàn Bảo Minh đã liên kết với 16 câu lạc bộ, tổ hợp tác chăn nuôi. Liên kết này chủ yếu dừng lại ở đầu vào (thức ăn, con giống, thuốc thú y), chưa có sự kết nối trong tiêu thụ sản phẩm. Một số cơ sở giết mổ đã thu mua sản phẩm từ các hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi an toàn, hình thành chuỗi chăn nuôi – giết mổ, nhưng còn mang tính tự phát thiếu bền vững bởi các đối tác tham gia không thực hiện đúng cam kết vì lợi ích trước mắt.
HƯỚNG ĐI NÀO TRONG TƯƠNG LAI
Tại hội nghị liên kết chuỗi sản phẩm chăn nuôi do TẬP ĐOÀN BẢOMINH tổ chức vừa qua, ông Nguyễn Thanh Sơn, Tổng giám đốc cho biết: “Các mô hình chăn nuôi, tiêu thụ theo chuỗi sản phẩm an toàn trong tỉnh bước đầu đạt kết quả tốt. Từ đó tạo kênh tiêu thụ ổn định, thúc đẩy phát triển chăn nuôi an toàn, loại bỏ việc sử dụng chất cấm, gian lận thương mại trong chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ và cung cấp thực phẩm an toàn cho xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, như: liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông) chưa đồng bộ, chưa gắn kết chặt chẽ; việc triển khai các chính sách hỗ trợ, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn xây dựng và hình thành chuỗi liên kết bền vững chưa thường xuyên… Một số doanh nghiệp chưa sẵn sàng chia sẻ lợi ích hay rủi ro với người chăn nuôi hoặc chủ động bao tiêu sản phẩm đầu ra mà chỉ dừng ở việc cung cấp thức ăn, con giống, vật tư. Ngược lại, người chăn nuôi vì cái lợi trước mắt nên không thực hiện đúng cam kết chăn nuôi an toàn.”
Muốn chăn nuôi bền vững, tỉnh cần tái cấu trúc xuyên suốt từ khâu con giống, thức ăn đến quy trình chăn nuôi và công nghệ chế biến để nâng cao năng suất và giá thành hợp lý. Tất cả không chỉ đòi hỏi trách nhiệm của người chăn nuôi hay doanh nghiệp mà cả sự xúc tác, quản lý và liên kết của 4 nhà. Nếu sản xuất có chỉ danh địa lý và ngành chăn nuôi được tái cấu trúc một cách bền vững, phát triển truy xuất nguồn gốc thì gia nhập bất cứ thị trường nào chúng ta cũng xuất khẩu được sản phẩm của mình.
Bên cạnh việc khắc phục những hạn chế, thời gian tới, tiếp tục tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng hàng hóa công nghiệp. Ưu tiên chăn nuôi theo chuỗi đồng bộ từ thức ăn, con giống, sản xuất – giết mổ, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm an toàn, chất lượng… Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao nhận thức về vai trò của sản xuất theo chuỗi sản phẩm an toàn và khuyến khích phát triển chuỗi sản phẩm chăn nuôi khép kín của các tập đoàn, công ty chăn nuôi.